Trang chủ   CHIA SẺ KIẾN THỨC  Lao động nữ nghỉ sinh con có phải đóng bảo hiểm không?

Lao động nữ nghỉ sinh con có phải đóng bảo hiểm không?

Lao động nữ nghỉ sinh con có phải đóng bảo hiểm không?
“Lao động nữ nghỉ sinh con có phải đóng bảo hiểm không?” là vấn đề thắc mắc của khá nhiều lao động nữ nghỉ ở nhà hưởng thai sản. Nếu có phải đóng thì cá nhân và công ty sẽ phải đóng bao nhiêu? Thời gian đóng bảo hiểm vẫn được tính vào thời gian nghỉ sinh chứ? Tất cả các các thắc mắc của các mẹ sẽ được trả lời cụ thể qua bài viết dưới đây của Kế toán Đức Minh 

1. Bảo hiểm xã hội

Theo Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 tại Điều 35, Khoản 2 quy định mức hưởng chế độ thai sản như sau:

“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

Theo Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 tại Điều 39, Khoản 2 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội như sau:

“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

 

Lao động nữ nghỉ sinh con có phải đóng bảo hiểm không?

Như vậy:

– Năm 2015: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà không căn cứ vào thời gian nghỉ trong tháng đó là bao nhiêu.

– Từ năm 2016 trở đi: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản:

+ Nếu trong tháng người lao động nghỉ từ 14 ngày trở lên thì được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

+ Nếu trong tháng người lao động nghỉ việc dưới 14 ngày thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó.

2. Bảo hiểm y tế

Theo Theo Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 tại Điều 1, Khoản 7 Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Luật số 25/2008/QH12 như sau:

“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:

a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng”

=> Theo quy định trên thì trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì hàng tháng mức đóng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng. Người lao động khi nghỉ thai sản vẫn phải đóng bảo hiểm y tế tuy nhiên việc đóng bảo hiểm y tế do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.

3. Bảo hiểm thất nghiệp

Tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP tại Điều 11 quy định về tham gia hiểm thất nghiệp như sau:

“Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này.”

Như vậy:

– Người lao động khi nghỉ sinh con không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian nghỉ sinh, doanh nghiệp và người lao động không phải đóng bảo hiểm trong thời gian này.

– Thời gian nghỉ sinh không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

=> Kết luận cho những câu hỏi đầu bài đưa ra:

– Người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian nghỉ sinh con.

– Người lao động phải đóng bảo hiểm y tế trong thời gian nghỉ sinh nhưng do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.

– Người lao động được tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ sinh vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

– Người lao động không được tính thời gian nghỉ sinh vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.


 Địa điểm học:
CÔNG TY CP GIÁO DỤC VIỆT NAM- CN NHA TRANG 
Add: Số 33, Đường B1, KĐT Vĩnh Điềm Trung, P. Ngọc Hiệp, TP. Nha Trang, Khánh Hòa
ĐT: MS ĐÀI 0981868625
Email: trangdai@giaoducvietnam.edu.vn
-Tại các tỉnh thành khác: Học tại trường chính trị tỉnh sở tại.

+ Đào tạo kế toán thực hành thực tế tại  Nha Trang
+ Học kế toán  thực  hành thực tế tại Nha Trang
kế toán cho người mới bắt đầu tai nha trang
giáo trình kế toán cho người mới bắt đầu
kế toán cho người chưa biết gì
học kế toán bắt đầu từ đâu
học kế toán online miễn phí
tài liệu tự học kế toán
Học kế toán cho người mới bắt đầu
học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất nha trang
học kế toán tổng hợp tại hà nội
khóa học kế toán tổng hợp Đào tạo kế toán tại nha trang
học kế toán tổng hợp tại nha trang
học kế toán thực tế
học kế toán ở đâu tốt nhất
Đào tạo kế toán tại nha trang
Học kế toán cấp tốc tại Nha Trang
Dạy thực hành kế toán thực tế tại Nha Trang
Học phần mềm kế toán tại Nha Trang
Trung tâm đào tạo kế toán tại Nha Trang
Học nghề kế toán tại Nha Trang